Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Biện pháp thi công đóng cừ tràm tránh bị sụt lún trong xây dựng


Biện pháp thi công đóng cừ tràm là gì?

Biện pháp thi công đóng cừ tràm là cách sử dụng cọc cừ tràm đóng xuống nền đất để giảm hệ số rỗng của đất và tăng sức chịu tải cho nền. Thường sử dụng trong các công trình có tải trọng vừa và nhỏ, công trình nhà ở dưới 5 tầng. Đặc biệt thích hợp cho những công trình xây chen ở vị trí nhỏ hẹp, các công trình gia cố bờ kè, bờ kênh. Biện pháp này thường được sử dụng nhiều ở các tỉnh Nam Bộ nước ta. Thứ nhất là vì chất đất tại nơi này phù hợp với đặc tính của cây cừ tràm. Thứ 2 là nguồn nguyên liệu dồi dào, cây tràm được trồng và phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cần thơ, Đồng Tháp,…

Theo nghiên cứu thì cọc cừ tràm thường được ưa chuộng sử dụng ở những vị trí đất nền có mạch nước ngầm ổn định hoặc có độ ẩm cao. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ độ bền của cọc tràm. Thực thế thì khi sử dụng biện pháp thi công đóng cừ tràm thì phải lưu ý về những vấn đề này. Tránh những trường hợp sử dụng cọc cừ tràm ở những vùng đất khô hoặc cứng. Chất đất khô thì sẽ làm cọc cừ bị mục, mối mọt làm cho công trình bị sụt lún. Đất cứng có lẫn sỏi đá thì đóng cừ tràm sẽ bị gãy, cọc cừ cũng không xuống được lớp đất tốt bên dưới.

Tại sao khi các vật liệu như bê tông cốt thép đã rất phổ biến mà con người vẫn sử dụng biện pháp thi công đóng cừ tràm cho những công trình xây dựng? Vì những ưu điểm và đặc tính tốt của cọc cừ tràm mà chúng vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. Nếu đem so sánh giá thành cừ tràm với bê tông cốt thép hoặc với các loại cọc gỗ khác thì cừ tràm là một trong những vật liệu xây dựng có kinh tế nhất. Tải trọng của cọc cũng khá cao. Theo tính toán thì cường độ đất nền sau khi gia cố cừ tràm có thể đạt tới 8 tấn/m2. Như vậy là có thể đủ sức chịu tải cho những ngôi nhà từ 1-4 tầng. Về độ bền thì cọc tràm có độ bền hơn hẳn một số loại cọc khác nên như ở trong môi trường thích hợp. Tuổi thọ của cừ tràm có thể hơn 60 năm, có một số ý kiến cho rằng con số có thể là hàng trăm năm. Thực tế chứng minh rằng: có rất nhiều công trình đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm mà vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay.

Những lưu ý khi sử dụng biện pháp thi công đóng cừ tràm gia cố móng

Việc thực hiện thi công đóng cừ tràm đòi hỏi những đơn vị có tay nghề cao, có đủ trình độ chuyên môn. Có nhiều kinh nghiệm thi công thực tế. Để đảm bảo được về các quy chuẩn khi thi công.
Chọn quy cách cừ tràm đúng tiêu chuẩn về đường kính và độ dài. Tùy vào địa chất đất mà chọn loại quy cách cừ tràm nào cho phù hợp. Loại phổ thông thường được sử dụng nhất chính là loại có đường kính d 8-10cm, dài từ 3,7-5m. Đóng với mật độ tiêu chuẩn 25 cọc/m2. Nên đóng rộng ra mép hố từ 10-20cm để sức chịu tải tốt hơn.
Về độ sâu của cọc cừ, phải đặt đầu cọc cừ dưới mực nước ngầm thì mới đảm bảo độ ẩm để đầu cọc cừ không bị mục, tăng tuổi thọ cho cọc.
Sau khi thực hiện đóng cừ tràm xong thì không nên dải một lớp các trực tiếp lên đầu cừ. Cách thực hiện là trải lên một lớp bê tông lót, bên trên dải đá 4x6 rồi trám xi măng lên bề mặt. Mục đích nhằm gia cố các đầu cọc cừ với nhau thành một khối vững chắc.
Nên sử dụng cách đóng cừ tràm bằng máy, cách đóng cừ tràm bằng tay chỉ sử dụng trong trường hợp bất khả kháng. Vì cách đóng cừ tràm bằng máy rẻ hơn một nửa so với cách đóng cừ tràm bằng tay. Lý do nữa là đóng cừ tràm bằng máy tiết kiệm được chi phí, nhân công và thời gian thực hiện.

Lời kết

Trên đây là một vài chia sẻ kinh nghiệm của tôi về biện pháp thi công đóng cừ tràm. Hy vọng sẽ đem lại cho bạn một cái nhìn khác về loại vật liệu xây dựng này. Có thắc mắc gì bạn có thể liên hệ ngay với Cừ Tràm Đại Nam để được giải đáp cụ thể rõ ràng hơn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét