Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Cây cừ tràm, một loại cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao


Cách đây khoảng hai thập kỷ trước, khi nói về cây cừ tràm thì ít người có thể biết trước được đây sẽ là một loại cây mang lại giá trị về kinh tế rất cao trong tương lai. Hiện nay, thực tế cho thấy những người đã mạnh dạn trồng cây tràm ngày ấy bây giờ đã thành những triệu phú.

Nguồn gốc cây cừ tràm

Cây cừ tràm được phân bố ở một số nước đông nam á và phía bắc nước úc, trong đó có việt nam. Ban đầu loại cây này được dùng để nhằm mục đích phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng làm bóng mát, trồng để chống sói mòn.
Cây tràm có đặc tính sinh trưởng nhanh, ít bị sâu bệnh, thích hợp với khí hậu nhiệt đới tại nước ta. Nhân giống và trồng dễ dàng. Cây này có thể thích nghi được với nhiều điều kiện sống, nhiều loại khí hậu, loại đất trồng khác nhau. Vì đặc tính rễ của loại cây này có thể thích ứng tốt với những loại đất nghèo dinh dưỡng và còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt.


Thời trước, khi nhà nước thi hành nhiều biện pháp để hạn chế việc khai thác rừng trái phép. Với việc nhu cầu về sử dụng vật liệu từ cây cừ tràm ngày càng tăng. Nguồn cung lại hạn hẹp không đủ nhu cầu sử dụng. Nhiều người đã nảy sinh ý tưởng trồng và nhân giống loại cây tràm. Trồng loại cây này vốn đầu tư thấp, không tốn nhiều công chăm sóc. Đặc tính của cây tràm phát triển nhanh, có thể sinh trưởng tại những vùng đất ngập nước, ít dinh dưỡng.
Với tốc độ sinh trưởng nhanh của cây tràm nên có thể khai thác sau từ 5-7 năm trồng. Gỗ cừ tràm là một loại gỗ với nhiều đặc tính tốt, chống được mối mọt và côn trùng, vân gỗ tự nhiên nên rất được ưa chuộng trong sản xuất đóng đồ gỗ như bàn, ghế, đồ da dụng… Những cây tràm có gốc nhỏ thì được khai thác sử dụng trong các công trình xây dựng. Cọc cừ tràm để gia cố nền móng cho công trình tại những vị trí đất yếu.
Trong lá cây tràm có chứa hàm lượng tinh dầu tràm khá lớn. Có thể chiết xuất lấy tinh dầu tràm dùng để chữa bệnh. Ngoài ra gỗ tràm còn có thể chế biến bột gỗ là nguyên liệu dùng để sản xuất giấy, ván ép… Cây cừ tràm không chỉ đem lại nguồn lợi về kinh tế cho nông dân mà rừng tràm còn giúp cải thiện môi trường tự nhiên, giúp cân bằng môi trường sinh thái. Rừng tràm là nơi cư trú của rất nhiều loại động vật quý hiếm. Hoa tràm nở rộ thành từng chùm, có mùi thơm dịu, thích hợp để nuôi ong lấy mật… Cây cừ tràm mang lại rất nhiều giá trị kinh tế cho con người. 
Xem ngay về giá cừ tràm hiện nay tại: https://bancutram.com/cu-tram

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét